Logo 5 phút thuộc bài Tâm Trí Lực

3 kỹ năng sống cần rèn luyện cho trẻ từ sớm

Trang chủ - CHIA SẺ - 3 kỹ năng sống cần rèn luyện cho trẻ từ sớm

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Các bậc cha mẹ luôn muốn con cái khỏe mạnh và không bị tổn thương bởi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, sự bảo bọc quá mức là nguyên nhân khiến trẻ khi trưởng thành khó trụ vững trước những va chạm trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần sớm trang bị những ký năng sống cần thiết cho trẻ để chúng học cách tự lập cũng như rèn luyện kỹ năng sống

Sỹ năng sống

1.kỹ năng sống đầu tiên dạy con xây dựng mối quan hệ với chính mình và người khác.

Muốn con yêu thương những người xung quanh, các bố mẹ cần phải dạy con yêu thương chính bản thân mình trước. Con cần phải biết yêu chiếc miệng xinh xắn của con, yêu đôi tay khỏe mạnh của con và yêu những thứ thuộc về con. Khi con có tình yêu với chính mình, con sẽ không để cho cơ thể mình ủ rũ, khuôn mặt mình buồn bã và sau này con sẽ không để cho ai hủy hoại cuộc đời của mình. Và khi con trân trọng bản thân mình, con cũng sẽ trân trọng những người xung quanh. Con sẽ yêu thương, đối xử tốt với mọi người và rồi mối quan hệ của con với mọi người xung quanh sẽ tốt đẹp hơn.

2.Dạy con học cách chia sẻ rộng lượng.

Tại sao phải rèn luyện con cái có lòng bao dung, rộng lượng? Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng tiếp xúc với người khoan dung và rộng lượng. Điều thú vị là những người như vậy dễ đạt được thành công, được nhiều người yêu mến. Những bạn nhỏ hay chia sẻ đồ ăn, nước uống cho các bạn khác sẽ được rất nhiều bạn chơi cùng.

Để dạy được con có tấm lòng rộng lượng, trước tiên các bố mẹ phải là người rộng lượng.

Vì vậy, bố mẹ cần phải dạy con cách chia sẻ rộng lượng với mọi người. Khi đó, cuộc sống của con sẽ hạnh phúc phúc hơn rất nhiều. Các bố mẹ nhớ làm gương cho con mình nhé.

3.Dạy con biết lắng nghe.

Dạy con biết lắng nghe

Trong cuộc đối thoại của các con với chúng ta, chúng ta thường không thật sự tôn trọng và nghiêm túc trong cuộc đối thoại đó. Có thể là không nhìn vào mặt con, có thể là tranh thủ làm việc riêng, bấm điện thoại,…Chúng ta coi thường và không biết tầm quan trọng của nó. Khi con thấy bố mẹ như vậy, con sẽ mô phỏng theo bố mẹ. Nên khả năng lắng nghe của con không được rèn luyện, thiết lập nhiều.

Người nói chuyện hay là người biết lắng nghe.
Người nói chuyện giỏi là người biết lắng nghe.

Khi nói chuyện với con hay những người khác, bạn hãy tập trung 100% vào cuộc đối thoại để làm gương cho con bạn nhé! Cô tin chắc rằng bạn sẽ làm được điều số 3 này.

3.5/5

Hita camp – Tấm bản đồ đào tạo hiền tài

BÀI VIẾT KHÁC: