Logo 5 phút thuộc bài Tâm Trí Lực

8 câu nói càng nói con càng hư

Trang chủ - CHIA SẺ - 8 câu nói càng nói con càng hư

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Có thể bạn chưa biết, con trẻ rất là vô tư nhưng cũng dễ bị tổn thương tâm lí bởi những câu nói của cha mẹ. Cùng nhìn lại cách dạy con của chúng ta. Con ngoan hơn, hiểu biết hơn hàng ngày hay con càng ngày càng hư? Nếu con càng ngày càng hư, có thể chúng ta đã sai lầm một điều gì đó mà chúng ta không biết. Hãy cùng cô Lanh tìm hiểu xem chúng ta đã vô tình lọt vào những trường hợp nào dưới đây và điều chỉnh lại cách nói chuyện với con. Đặc biệt, đây là 8 câu nói gây tổn thương tâm lí trẻ sâu sắc sau đây mà cha mẹ không nên nói ra.
8 câu nói càng nói con càng hư

1: Bố mẹ nói: “Nín ngay, im ngay”

Lúc này, bố mẹ đã vô tình giết chết cảm xúc bên trong con, bắt con phải nén cảm xúc vào bên trong. Khi giữ cảm xúc xấu trong người, sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần của con cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, khi con muốn khóc, bạn hãy cứ để con khóc, để con giải tỏa cảm xúc khó chịu bên trong.

Hãy để con được khóc.

2: Bố mẹ nói: “Con hư thật đấy, con láo thật đấy”

“Biết con hư thế này, mẹ đã chẳng sinh ra con”. Khi bố mẹ nói như vậy, con sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của con thực sự.

Rất nhiều đứa trẻ sẽ bị ám ảnh và không bao giờ quên được câu nói này của bạn.

Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, có trôi qua cả đời cũng sẽ không bao giờ quên được.

3: “Con làm mẹ xấu hổ, con làm mẹ mất mặt”

Khi nói như vậy, đồng nghĩa với việc bạn gửi cho con thông điệp “biến đi”, “đừng tồn tại nữa”.

Thay vào đó bạn hãy nói: Con khiến mẹ cảm thấy tự hào về con, mẹ rất tự hào về con.

Đây chính là cách để xây dựng sự tự tin cho con, để con tin vào khả năng bản thân mình và tiếp tục với những thách thức lớn hơn sau này.

4. Bố mẹ nói: “Nhanh lên, khẩn trương, mẹ đi trước đây”

Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục con nhưng con lại tỏ ra sợ hãi thực sự.

Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn..

5. “Mày giống ai đấy”

Quyền của con là thuộc về gia đình. Đối với bố mẹ đó chỉ là câu bông đùa.

Nhưng với các con đó là nỗi đau, là sự xa lánh, tổn thương, bị chối bỏ, hoang mang. Mang đến thông điệp bố mẹ chối bỏ con

Thay vào đó hãy nói: Con gái mẹ xinh quá, hai mẹ con mình xinh giống nhau.

6. “Con làm theo lời bố/mẹ ngay đi”

Cha mẹ thường có thói quen đứng bên ngoài và chỉ đạo hành động, suy nghĩ của con, như con phải làm thế này, làm thế kia… khiến con luôn cảm thấy mình vô dụng. Các con đều có suy nghĩ riêng của chúng. Hãy để các con tự làm và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Trong quá trình con làm, cha mẹ có thể quan sát, sau đó khuyên nhủ chứ không ép buộc.

Đừng cấm đoán con mình một cách vô tội vạ.

7. “Con nhìn bạn … kia kìa”

Khi bạn so sánh con với đứa trẻ khác sẽ có hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu con có suy nghĩ đúng và có tư tưởng phấn đấu thì con sẽ cố gắng học tập bạn tốt, ngược lại nó sẽ phản ứng tiêu cực, con sẽ “ì” ra và sẽ không phấn đấu, thậm chí còn làm ngược lại. Chúng ta nên so sánh trong điều kiện, hoàn cảnh phù hợp.

Thay vì so sánh, bạn hãy tìm cách động viên trẻ nỗ lực trong mọi việc nhưng không nhất thiết phải luôn hơn ai đó. Bắt con phải hơn mọi người, bạn có thể tạo ra mầm mống suy nghĩ ganh đua không lành mạnh, ích kỷ, độc đoán cho trẻ.

8. “Bố mẹ nói với con bao nhiêu lần rồi”

Lúc này, bố mẹ sẽ vô tình gửi cho con thông điệp: Con ngu thế, dốt thế.

Bạn hãy cho phép các con phạm phải “sai lầm”. Sau sự thất bại con càng cần được dạy bảo, chứ không phải chỉ trích.

Bạn phải biết lựa chọn những gì nên và không nên nói với con.

3.5/5

Hita camp – Tấm bản đồ đào tạo hiền tài

BÀI VIẾT KHÁC: