Logo 5 phút thuộc bài Tâm Trí Lực

Con mê game vì sao

Trang chủ - CHIA SẺ - Con mê game vì sao

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bạn có bao giờ gặp 1 đứa trẻ mê game gặp tình trạng đến độ không còn có được những nhận thức đúng đắn về cuộc sống thực tế bên ngoài đã lấy làm thắc mắc, không hiểu là những nhân vật nhảy múa, đánh đấm trên màn ảnh kia có những ma lực gì mà thu hút con em mình đến mê muội như thế hay chưa? Và đâu là lý do? Hãy tìm hiểu cùng HỌC NHẸ NHÀNG nhé

Tại sao con mê game nguyễn phùng phong
Tại sao con mê game ?Cách khác phục như thế nào?

1. Game tạo ảo giác về việc làm chủ cuộc sống:

Với những đòi hỏi ngày càng cao từ trường học, gia đình và xã hội mà phần lớn là mang tính áp đặt buộc trẻ phải nghe theo, trẻ có cảm giác mất đi khả năng điều khiển và làm chủ những gì xung quanh và trong chính bản thân chúng. Trẻ luôn phải chấp hàng, tuân thủ những mệnh lệnh mang tính áp đặt đến từ người lớn, từ bố mẹ, từ thầy cô, lúc nào cũng phải làm điều này, phải học điều kia …và không được làm điều này, không thể làm điều nọ .v.v. Chỉ khi chơi game, trẻ mới lấy lại cảm giác có thể kiểm soát mọi thứ, có thể làm bất cứ điều gì mà khả năng và những yêu cầu trong game cho phép. Dù biết đó chỉ là những khả năng và quyền lực ảo, nhưng với mức độ phát triển ngày càng hoàn hảo, game đã đem lại cảm giác có khi còn thật hơn cả cuộc sống xung quanh. Hơn thế nữa, điều hấp dẫn là trẻ có thể điều khiển nhân vật theo ý muốn và điều chỉnh trò chơi theo đúng khả năng của mình, bởi vì con người đều thích cảm giác làm chủ và cảm thấy bất lực hay bực bội nếu mọi việc diễn ra không theo đúng ý mình.

2. Chơi Game giúp trẻ thoát ly thực tế

Choi game thoat khoi thuc te 1
Chơi game giết thời gian thoát khỏi thực tế

Chơi Game đặc biệt hấp dẫn với những trẻ có cảm giác lạc lõng trong một tập thể (Do thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết) và những trẻ thiếu sự yêu thương thật sự của cha mẹ hoặc bị bạn bè coi thường hay bắt nạt. Những hoạt động trong game, nhất là những hoạt động chiến đấu, bắn giết hay đấm đá khiến cho trẻ có những ảo tưởng về sức mạnh của bản thân và có thể “trả thù” những kẻ gây ra cho mình những khó chịu, đau khổ ngoài xã hội mà trẻ sẽ gắn vào cho các nhân vật trong game (Điều này gọi là “giận cá chém thớt” hay nói theo ngôn ngữ tâm lý học là “chuyển di”hay “hoán chuyển”) Đó là khi trẻ có lòng căm giận, oán ghét một ai đó mà trẻ không thể làm gì được họ trong cuộc sống bên ngoài, thì trẻ sẽ xem những nhân vật mà trẻ có thể chém giết hay hành hạ trong game chính là những người đó. Đây là một hoạt động của vô thức, nó cũng giống như chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, khi bị những áp bức bực bội nơi chỗ làm mà mình không thể phản ứng được, đã tìm cách làm cho hả giận bằng cách về nhà đập phá đồ đạc hay đánh đập vợ con! Mặc dù điều này ở trong game chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. trong lúc chơi nhưng cũng làm cho trẻ có được cảm giác hả hê, nhất là những chuyện đập phá, chém giết trong chơi game hầu như chẳng ảnh hưởng đến ai (trừ hậu quả sẽ đến với chính kẻ gây ra, nhưng đó là điều mà người chơi game không thể nhận ra) Cũng vì thế mà trẻ sẽ có tâm lý mong muốn được kéo dài cái cảm giác thỏa mãn này vì dĩ nhiên là không thích rời khỏi cuộc chơi!

3. Chơi game đáp ứng nhu cầu thần tượng hóa bản thân

Trẻ em luôn đi tìm cho mình những thần tượng, từ bố mẹ cho đến thầy cô hay các diễn viên điện ảnh, ca sĩ ..v.v Nhưng trên hết, người mà trẻ ngưỡng mộ nhiều nhất, chính là bản thân của trẻ. Việc ưa thích hay kính trọng một vài người nào đó, vì trẻ tìm thấy chính những nét giống nhau hay hình bóng của mình nơi kẻ đó. Đây là một trạng thái tâm lý không xấu, nhìn trên khía cạnh tích cực thì đó là lòng quý trọng bản thân, sự tự hào về những khả năng của mình. Thế nhưng, nếu không có được những giá trị sống như lòng khoan dung, tính khiêm nhường kèm theo thì điều này sẽ khiến trẻ trở nên kiêu ngạo, hay nói theo ngôn ngữ hiện nay là trở nên chanh hỏi “chảnh”. Tuy nhiên, những gì khiến trẻ trở nên “chảnh” lại không phải những giá trị đích thực như khả năng học tập hay tài năng trong lĩnh vực thể thao hay nghệ thuật để có thể đem lại sự ngưỡng mộ thật sự của những người xung quanh. Trẻ sẽ có những ảo tưởng sai lầm về giá trị bản thân mình, hay nói cách khác, trẻ trở nên tự hào về những điều không đáng tự hào, trở nên kiêu ngạo về những giá trị ảo. Điều này sẽ càng làm cho trẻ xa rời thực tế, không còn khả năng nhận ra được những giá trị đích thực và cần thiết cho cuộc sống. Chính yếu tố này đã khiến cho trẻ trở nên “vô cảm” với những cảm xúc như lòng trắc ẩn, tình yêu thương với những người xung quanh, cũng như khiến cho trẻ trở nên ích kỷ và thậm chí là độc ác bởi vì niềm kiêu hãnh sẽ bị tổn thương qua thái độ coi thường của những người xung quanh trẻ trong cuộc sống hằng ngày.
Vì thế, khi tham gia những trò chơi nhập vai trong game, thì các hoạt động này giúp trẻ đồng hóa mình với những nhân vật trong game và những kẻ đó trở thành sự say mê hay thần tượng của trẻ là điều không có gì lạ ! Thêm một điều là game giúp cho các nhân vật – là các game thủ hóa thân – có những điều kiện không khó lắm để “luyện công” trở thành những “cao thủ võ lâm” điều mà ngoài cuộc sống các em không thể hay rất khó đạt được trong việc học tập hay vui chơi những loại trò chơi khác. Chính điều này đã tạo cho trẻ những ảo tưởng về năng lực. Khi đạt được những năng lực mạnh mẽ, trang bị cho nhân vật của mình (mà trẻ nghĩ đó là chính mình) những khả năng, những vũ khí kinh khủng, trẻ sẽ nghĩ rằng “giải cứu thế giới” là chuyện nhỏ và mình quả là một “thần tượng” hay một anh hùng. Điều đó sẽ khiến cho trẻ không thể hay không muốn rời bỏ được vai trò mà mình đã nhập vai một cách xuất sắc!

Và có thể nói, Chơi game đã đáp ứng được những mong muốn này của trẻ. Hãy thử nghĩ xem: Game có thể đem lại cho trẻ cảm giác tự do vô giới hạn và tha hồ khẳng định những tài năng “ảo” của bản thân bằng những hoạt động liên tục và dễ dàng!

Sự tự do trong game và những hạn chế ngoài cuộc đời

Cuối cùng – trẻ được hoàn toàn tự chủ, tự quyết định cho mọi hành vi của mình trong game, không ai phê phán, chê trách( thực ra thì mọi phản ứng hay hoạt động của các nhân vật trong game là do những người xây dựng trò chơi đưa ra, nhưng vì nó quá đa dạng và phong phú nên hầu như người chơi game không thể nhận ra là mình cũng chỉ được phép làm những gì mà người viết game cho phép làm mà thôi) Như thế, có bậc cha mẹ nào có thể đáp ứng đầy đủ các điều mong muốn này hơn game ?

Trong thực tế trẻ mê game, thường trẻ lại nhận được :

+ Những ràng buộc về việc phải đi học, phải làm điều này, điều kia mà không được phản kháng.

+ Sự thiếu tin tưởng vì cho rằng trẻ luôn thiếu trách nhiệm, vô tâm, không thể tin được.Sự đòi hỏi phải yêu thương và kính trọng cha mẹ vì là người nuôi dưỡng trẻ.

+ Sự không công nhận các nỗ lực mà trẻ đã làm vì dưới mắt phụ huynh, đó là điều chưa đủ, trẻ còn phải cố gắng rất nhiều để trở nên thật hoàn hảo.

+ Trẻ phải phụ thuộc vào cha mẹ, vì chưa đủ trưởng thành còn nhỏ dại, không thể tự quyết định điều gì.

Tuy nhiên nếu trong 3 năm nữa, 5 năm nữa con bạn vẫn đắm chìm trong cơn NGHIỆN GAME thì tương lai chúng sẽ ra sao? Và bạn sẽ cảm thấy thế nào? Quý phụ huynh hãy một lần tự hỏi mình điều này!

Có một sự thật là, không một đứa trẻ nào được “gắn nhãn” MÊ GAME bẩm sinh ngay từ khi ra đời. Nhưng hầu hết phụ huynh chúng ta không thấu hiểu, cũng không dành thời gian để thấu hiểu con mình. Đó là lý do tại sao, con ngày càng mê game, bạn ngày càng lo lắng.

Hãy cùng khám phá những bí quyết giúp Thầy Nguyễn Phùng Phong biến Huỳnh Lâm Tính từ một cậu bé nghiện game nặng trở thành một tuyển thủ tài năng, ghi tên mình trên Bản đồ Kỷ lục Việt Nam.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay trước khi quá muộn!

Phụ huynh mình còn ngần ngại gì mà không đăng kí sở hữu ngay cho mình một khóa học GIÚP CON KHÔNG MÊ GAME để có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ cho việc nuôi dạy con của mình được nhẹ nhàng hơn .

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết và đăng kí anh chị nhé.

3.5/5

Hita camp – Tấm bản đồ đào tạo hiền tài

BÀI VIẾT KHÁC: